Thành phố thông minh

Xu hướng và những vấn đề đặt ra

Xu thế vị thế và những vấn đề:

- Xây dựng thành phố thông minh đang trở thành một xu thế tất yếu của các đô thị trên thế giới và Việt Nam cũng đang bước đầu tiếp cận theo xu hướng này. Nhờ việc ứng dụng các công nghệ thông tin và truyền thông tiến bộ nhằm tăng cường sự kiểm soát và kết nối trong tất cả các lĩnh vực đời sống trong thành phố, từ đó nâng cao hiệu quả của các hoạt động kinh tế - xã hội, cải thiện chất lượng phục vụ của chính quyền thành phố, giảm tiêu thụ năng lượng, đem lại một cuộc sống chất lượng hơn cho cư dân. Thành phố thông minh là nơi mà con người và vạn vật được kết nối, liên kết và tích hợp với nhau nhờ công nghệ số, tạo ra lượng dữ liệu khổng lồ về đô thị mà đến lượt mình các dữ liệu đó lại được sử dụng một cách thông minh để quản lý và phục vụ mỗi cá nhân theo thời gian thực.

- Các nguồn lực, tài sản hiện hữu trong thành phố cùng các mặt hoạt động của thành phố được thực hiện hiệu quả và bền vững nhờ sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) cùng các công nghệ thông minh khác. Thành phố thông minh sử dụng những thành tựu mới nhất của công nghệ thông tin truyền thông, các thiết bị được kết nối với nhau theo nguyên lý của Internet vạn vật (Internet of Things) nhằm tối ưu hóa quá trình vận hành của thành phố, cung ứng hàng hóa, dịch vụ tốt nhất cho công dân, gắn kết giữa chính quyền và người dân, để giải quyết các vấn đề về hạ tầng, năng lượng, chỗ ở, di chuyển, dịch vụ, an ninh để giảm thiểu sự tiêu tốn nguồn lực, cải thiện chất lượng sống của cư dân và tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế đô thị một cách bền vững. Các công nghệ này bao gồm công nghệ cảm biến và các camera quan sát, các công nghệ kết nối và phân tích dữ liệu... .Giúp nâng cao chất lượng sống, hiệu quả của các dịch vụ và hoạt động đô thị, tính cạnh tranh của thành phố, đồng thời đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của các thế hệ hiện tại và tương lai

- Các dự án thông minh trên thế giới ngày càng chạy đua và bắt kịp các xu thế mới giúp cải thiện cuộc sống ngày càng đảm bảo và an toàn hơn, để đánh giá thế nào là 1 thành phố thông minh ta dựa trên nhiều tiêu chí đánh giá để thực hiện ra nhiều ý tưởng và Vitelek sẽ đưa ra cho các bạn nhiều giải pháp tuyệt vời để giúp cuộc sống mọi người cũng như Việt Nam có thể sánh vai với các nước phát triển để vươn lên là một đất nước đáng sống.

- Đi kèm với những khía cạnh tích cực đó là những vấn đề phát sinh từ quá trình đô thị hóa, trong đó phải kể tới sự quá tải của hệ thống hạ tầng giao thông, giáo dục và y tế, an toàn xã hội, môi trường, an sinh xã hội (các dịch vụ xã hội không được cung cấp kịp thời cho các đối tượng dễ bị tổn thương: trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người già, người khuyết tật v.v..).

- Để sinh tồn bình thường, cư dân đô thị cần những thứ thiết yếu như: không khí sạch, nước uống sạch, dịch vụ chăm sóc y tế, các trang thiết bị vệ sinh, hệ thống cung ứng năng lượng đáng tin cậy, hệ thống thu gom và xử lý nước thải và chất thải rắn sinh hoạt hoạt động hiệu quả, hệ thống giao thông đô thị vận hành hiệu quả. Điều đó chỉ có được khi quá trình quản lý, vận hành đô thị được thực hiện hiệu quả. Thực tế cho thấy, nâng cao hiệu quả quản trị, vận hành đô thị luôn là bài toán đặt ra có tính thường trực đối với người dân và chính quyền đô thị ở khắp nơi. Việc chuyển đổi mô hình thành phố truyền thống sang thành phố thông minh là một hướng thúc đẩy việc nâng cao hiệu quả quản trị, vận hành đô thị đang được nhiều quốc gia quan tâm thực hiện.

Ứng dụng và tiêu chí

1. Môi trường thông minh:

- Môi trường thông minh hướng tới áp dụng công nghệ thông tin và truyền thông nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn năng lượng, bảo đảm chất lượng môi trường sống (không khí, nước, đất), giữ gìn không gian xanh và hệ sinh thái đa dạng... Những đặc điểm của môi trường thông minh bao gồm: ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn năng lượng; thúc đẩy việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo; sử dụng hệ thống cảm biến thông minh để phát hiện ô nhiễm và sự cố theo thời gian thực; kiểm soát sự ô nhiễm không khí; quản lý và xử lý rác thải hiệu quả.

2. Đời sống thông minh:

- Cuộc sống thông minh. Cuộc sống thông minh hướng tới đem lại cho các cá nhân một trải nghiệm mới về một cuộc sống chất lượng cao trên nền tảng cơ sở hạ tầng hiện đại; hướng tới đảm bảo sự an toàn của các cá nhân; tăng cường sự gắn kết xã hội. Gia tăng giá trị cuộc sống của cư dân nhờ có các cơ sở văn hóa, hệ thống chăm sóc sức khỏe/y tế, hệ thống an ninh, hệ thống nhà ở, sự gắn kết xã hội, ự hấp dẫn về du lịch và hệ thống giáo dục, đào tạo.

3. Nền kinh tế thông minh:

- Nền kinh tế thông minh được đặc trưng bởi việc ứng dụng các công nghệ thông tin và truyền thông vào tất cả các hoạt động của nền kinh tế; nền kinh tế thông minh được xây dựng dựa trên nền kinh tế tri thức, nơi tri thức được coi là chìa khóa của sự phát triển; nền kinh tế thông minh cũng là một nền kinh tế xanh; nền kinh tế thông minh hướng đến sự chia sẻ. Nền kinh tế có sức cạnh tranh cao. Đó chính là nền kinh tế của đổi mới sáng tạo, ở đó, các hệ sinh thái đổi mới sáng tạo được hình thành và vận hành hiệu quả nhằm đưa ra các giải pháp hữu hiệu cho các vấn đề dân sinh cùng sự đổi mới liên tục các mô hình kinh doanh.

4. Giao thông thông minh:

- Vấn đề giao thông ngày càng trở nên nan giải đối với các thành phố trước sức ép của quá trình đô thị hóa, do đó, xây dựng giao thông thông minh sẽ giúp giải quyết vấn đề này. Nhờ ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông, giao thông thông minh có hiệu quả hoạt động cao, hệ thống quản lý giao thông tiên tiến giúp tối ưu hóa được lưu lượng giao thông trong thành phố. Giao thông thông minh còn cung cấp thông tin giao thông thời gian thực tới cả chính quyền và người dân; ứng dụng thanh toán điện tử đối với các loại phương tiện giao thông. Trong giao thông thông minh, thế hệ xe mới sẽ chạy bằng điện và tự động, thân thiện môi trường. Giao thông thông minh hướng đến sự thuận tiện nhất, giảm chi phí và thời gian lưu thông, đồng thời vẫn đảm bảo sự an toàn.

5. Chính quyền thông minh:

- Nhờ áp dụng công nghệ thông tin và truyền thông, chính quyền thông minh sẽ giải quyết tốt hơn những thách thức trong phát triển đô thị, thúc đẩy và tận dụng tối đa những trụ cột khác của thành phố thông minh. Những đặc điểm của chính quyền thông minh bao gồm: ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào mọi hoạt động của chính quyền; một chính quyền mở - nâng cao sự tham gia của người dân; xây dựng dữ liệu mở được tiếp cận bởi mọi khu vực của xã hội; chính quyền thực hiện quản lý và giám sát thành phố hiệu quả thông qua cơ sở thông tin được tổng hợp và cập nhật liên tục.

6. Cư dân thông minh:

- Trong thành phố thông minh, cư dân đóng vai trò trung tâm, vừa là người thụ hưởng nhưng cũng là người đóng góp xây dựng, phát triển thành phố. Chỉ có cư dân thông minh mới có khả năng tận dụng hiệu quả những thành tựu công nghệ, nhận thức trách nhiệm của mình trong việc giám sát, quản lý các hoạt động của chính quyền thành phố và đóng góp ý kiến cho quá trình xây dựng thành phố. Cư dân thông minh được thể hiện ở những đặc điểm sau: có trình độ học vấn cao; có lòng nhiệt huyết học tập suốt đời; tích cực tham gia các hoạt động chung của cộng đồng; có sự đa dạng về văn hóa và tôn giáo.

Công nghệ ứng dụng xây dựng thành phố thông minh

Những công nghệ chủ chốt được ứng dụng trong xây dựng thành phố thông minh (hoặc chuyển đổi từ cách vận hành thành phố truyền thống sang vận hành/quản trị thành phố theo mô hình thành phố thông minh):

- Trí tuệ nhân tạo (AI) và tự động hóa ở mức cao (super automation).
- Giao tiếp giữa máy với máy (M2M communication) và dịch vụ băng thông rộng di động được sử dụng phổ biến (pervasive broadband mobile).
- Hệ thống truyền tải năng lượng “thông minh” (“smart” energy grids).
- Các trợ lý ảo (talking & serviceable “bots”).
- Phương tiện giao thông tự hành (không người lái - driverless transport).
- Internet vạn vật (Internet of Everything hoặc Internet of things - IoT).
- An ninh mạng ở trình độ tân tiến (advanced cybersecurity).
- Các trợ lý ảo (talking & serviceable “bots”)Tương tác người-máy (human-machine interface - hiện tại, tương tác giữa máy và người ở nhiều thành phố được thực hiện thông qua các màn hình cảm ứng).
- Làm việc từ xa (telework), giáo dục từ xa (tele-education) và chữa bệnh/chăm sóc y tế từ xa (tele-health services).
- Công ty ảo (virtual companies).

Nhờ ứng dụng công nghệ cao, các công chức của thành phố thông minh có thể tương tác trực tiếp với cộng đồng, các cơ sở hạ tầng kỹ thuật của thành phố, theo dõi được những gì đang diễn ra và những diễn biến, trưởng thành, tiến bộ, xu hướng vận động của cả thành phố. Với việc quản trị thành phố theo mô hình thành phố thông minh, nhu cầu của người dân thành phố được đáp ứng tối đa.

Liên hệ

Liên hệ với chúng tôi tại đây.